Khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn là sau khi có bản án của Tòa án về việc cha hoặc mẹ được trực tiếp nuôi dưỡng con trước đó. Tuy nhiên, sau quá trình nhận thấy đối phương không đảm bảo về nuôi dưỡng con chung thì người còn lại có quyền khởi kiện để giành lại quyền nuôi con. Vậy thủ tục thực hiện ra sao?
1.Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con
Theo khoản 4 và 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
- Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD (bản sao y);
- Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.
2.Quá trình giải quyết
Quá trình giải quyết giành lại quyền nuôi con khi đã có Bản án/Quyết định của Tòa án được thực hiện
như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án