Di chúc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, có những trường hợp di chúc hợp pháp nhưng không có hiệu lực, không thể tiến hành mở di chúc trên thực tế.
Di chúc hợp pháp không có hiệu lực trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
– Người thừa kế có tên trong di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Trong trường hợp này, khi người lập di chúc chết đồng nghĩa là thời điểm mở thừa kế. Nếu người thừa kế trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với thời điểm mở thừa kế thì di chúc sẽ không có hiệu lực.
– Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: Bên cạnh cá nhân là người thừa kế theo di chúc thì cơ quan, tổ chức cũng là đối tượng được hưởng thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức không còn tồn tại thì di chúc sẽ không có hiệu lực.
– Di sản để lại theo di chúc không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.
Qua phân tích các trường hợp trên, có thể thấy đây là các sự kiện khách quan, xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di chúc. Khi đó, mặc dù di chúc hợp pháp nhưng không thể thực thi trên thực tế.