Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để lập di chúc được pháp luật công nhận thì cần lưu ý các vấn đề sau.
1. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau:
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
– Chỉ định người giữ, quản lý và phân chia di sản.
2. Những người không có tên vẫn được hưởng thừa kế
Điều 644 BLDS quy định có 06 nhóm đối tượng bao gồm con chưa thành niên; cha, mẹ; vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp người từ chối nhận di sản thừa kế, những người không được hưởng di sản thừa kế như theo quy định của pháp luật.
3. Cách lập di chúc như thế nào?
Điều 627 BLDS nêu rõ, có hai hình thức thể hiện:
– Phải lập thành văn bản
– Một số trường hợp đặc biệt do luật định thì có thể lập di chúc miệng
Ngoài ra, các điều kiện về hình thức sau đây cũng phải đảm bảo:
– Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu
– Phải được đánh số trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
-Nếu có tẩy xóa thì người lập di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa