02 trường hợp mẹ không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn

1.  Căn cứ xem xét giao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn vấn đề giao con cho ai nuôi dưỡng là vấn đề nhạy cảm, bởi lẽ nó ảnh hưởng đến sự phát triển của con về sau. Do đó, để được giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái thì phải xem xét đến các yếu tố sau:

  • Thỏa thuận của cha và mẹ
  • Quyền lợi về mọi mặt của con:được chăm lo, học tập, vui chơi, phát triển và bảo vệ
  • Nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên
  • Yếu tố quan trọng nhất là điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bố mẹ.
2. Hai trường hợp mẹ không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn

Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, theo đó có 2 trường hợp người mẹ không được quyền nuôi con sau khi ly hôn như:

Theo thỏa thuận

Nghĩa là cha và mẹ đã thỏa thuận với nhau cha sẽ là người trực tiếp nuôi con con hoặc giao cho người khác nuôi phù hợp với lợi ích của con

Có tranh chấp xảy ra và Tòa án giải quyết

Mẹ không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con kể cả con dưới 36 tháng tuổi và từ đủ 36 tháng tuổi ngay cả khi con từ 7 tuổi có nguyện vọng được sống với mẹ nhưng nếu mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì mẹ cũng sẽ không được giao quyền trực tiếp nuôi con (vì nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi theo quy định pháp luật là yếu tố cần phải xem xét chứ không phải là yếu tố quyết định)

Đang trong thời hạn bị hạn chế đối với con chưa thành niên theo quyết định của Tòa án.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.