Có được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ khi là con nuôi của người khác?

“Khi là con nuôi của người khác thì không được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ”, đó là quan niệm của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Là con nuôi của người khác có được hưởng thừa kế từ cha mẹ ruột nữa không?

Mặc dù đã được nhận làm con nuôi của người khác đồng nghĩa với việc các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật…của cha mẹ đẻ đã chấm dứt. Nhưng con nuôi vẫn có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Tại Điều 653 BLDS, pháp luật không hạn chế quyền thừa kế của người đã được nhận làm con nuôi của người khác đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi đó, người được nhận làm con nuôi của người khác vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ nuôi, vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.

Điều 651 BLDS quy định những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết được ưu tiên hưởng thừa kế.

Ngoài ra, nếu trong di chúc của cha mẹ đẻ có để lại di sản cho người con đã được nhận nuôi thì người này hoàn toàn được hưởng phần di sản do cha mẹ đẻ để lại. Bởi để lại di sản cho ai là quyền của người lập di chúc theo quy định tại Điều 626 BLDS.

Bởi vậy, khi đã được nhận làm con nuôi của người khác thì người này hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ theo như các quy định nêu trên.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.