Hiện nay vấn đề kết hôn giữa dân tộc Kinh với dân tộc thiểu số không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên có một số gia đình cản trở kết hôn vì dân tộc thiểu số, vậy xử lý như thế nào?
Gia đình người yêu bắt đổi dân tộc mới đồng ý cho cưới
Cha mẹ là người dân tộc thiểu số nên để khai sinh con cũng là dân tộc thiểu số. Đến khi còn trưởng thành có người yêu và muốn tiến đến hôn nhân nhưng cha mẹ người yêu ngăn cản, ra điều kiện kết hôn thì phải đổi sang dân tộc Kinh. Vậy người con có phải đổi sang dân tộc khác không? Nếu được thì cần những thủ tục gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ Luật Dân Sự về Quyền xác định, xác định lại dân tộc thì:
“Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
- a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
- b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.”
- Như vậy trong trường hợp này, do cả cha và mẹ đều là người dân tộc thiểu số nên người con không có quyền yêu cầu thay đổi dân tộc theo dân tộc Kinh.
Tuy nhiên, việc gia đình bạn trai bạn lấy lý do khác dân tộc để cản trở việc kết hôn thuận tình của 2 người là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn Nhân và Gia Đình. Trong trường hợp này, 2 người có thể nhờ chính quyền địa phương giải thích thuyết phục để gia đình bạn trai hiểu và chấp thuận.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam