Trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong phòng chống bạo lực gia đình như thế nào?

Ngày nay, chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong phòng chống bạo lực gia đình như thế nào?

Khát quát chung

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.

Phòng, chống bạo lực gia đình là việc phòng trước không cho bạo lực gia đình xảy ra và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho hành vi vi phạm đó tiếp tục diễn ra.

Trách nhiệm của cá nhân, gia trong phòng, chống bạo lực gia đình

Theo Điều 12 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

  1. a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
  2. b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Và theo Điều 11 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 thành viên trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình….

Như vậy bạo lực ra đình xảy ra thường mang tính chất khép kín, chính vì vậy, cá nhân trong phạm vi điều kiện, hoàn cảnh có trách nhiệm kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. 

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.