Quyền được thừa kế là những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo hộ, bất kỳ ai cũng được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng kể cả thai nhi.
Những người được thừa kế
Bộ luật Dân sự quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Cùng với đó, pháp luật cũng có quy định về những người không được thừa kế di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015
02 trường hợp thai nhi được thừa kế
Theo luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền thừa kế của thai nhi khi sinh ra sẽ được thừa kế trong các trường hợp sau:
- Người chết để lại di chúc đề cập về việc thừa kế của thai nhi thì phải thực hiện theo ý chí của người chết để lại, nếu di chúc không đề cập đến thì sau khi sinh ra sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp di chúc không để lại phần di sản cho con chưa sinh ra hoặc chỉ cho di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế thì cháu bé vẫn có quyền hưởng di sản từ người chết để lại bằng 2/3 một suất của một người thừa kế theo pháp luật.
- Người để lại di sản chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Ngoài ra Bộ luật 2015 còn quy định , khi phân chia tài sản thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải để lại một phần di sản bằng phần của những người thừa kế khác.
Nếu thai nhi đó còn sống sau khi sinh ra sẽ được hưởng phần di sản thừa kế này. Nếu người đó chết trước khi được sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa kế này.